Lễ từng nhà (lễ mừng mưa) Lễ hội cầu mưa (người Chăm)

Do từng nhà tự lo liệu lễ vật để cúng tại rẫy của mình. Khi hạt giống đã trỉa xuống, chủ nhà làm lễ cầu mưa cho hạt giống ở rẫy mình nảy mầm. Ngày giờ do chủ nhà tự chọn sau khi đã xuống giống.Chủ nhà thu dọn cây, vun một đống đất ở rẫy, đường kính khoảng 50 cm, cao 30 cm. Ở giữa là một cây tre rừng, phần gốc được chôn dưới đất, phần ngọn được chẻ làm tư tỏa ra bốn hướng đông tây nam bắc đón nước mưa. Trên phần ngọn tre chẻ tư đó, chủ nhà gác dàn đặt lễ vật gồm một con gà trống (con vật biểu hiện cho sự bền bỉ, dẻo dai trước cuộc sống), một bình rượu nhỏ, một vòng sáp ong để đốt và một đấu thóc (có nơi dùng gạo). Bên cạnh gốc tre là cái cuốc nhỏ buộc chung vào gốc tre.Bên cạnh đó, người ta đem từ 7 đến 9 ống nứa nhỏ bằng ngón tay cắm xung quanh một gốc cây rừng đã cháy trên rẫy rồi rót nước đầy vào các ống với ngụ ý nước đã về rẫy, nước làm mát đất. Nội dung lời khấn cầu của chủ nhà:

"Ơ Giàng! cầu Giàng cho hạt mưa xuốngHạt mưa nhỏ nhỏ như hạt lúaHạt mưa lớn lớn như hạt bắpĐổ nước xuống, đổ mưa xuốngĐể cái suối không còn khôĐể người và mọi loài sống lạiCầu nước để người có nước trồng trỉaChỉ có Giàng là lớn nhất trần gianChỉ có Giàng cho nướcNgười mới có nước trồng cây lúa. Ơ Giàng!"

Phụ nữ cầm những bó nan vuốt vào không khí tạo nên âm thanh của gió. Đàn ông gõ trống tạo nên âm thanh của sấm. Chủ nhà thành kính rót rượu mời thần Mây, thần Gió và thần Sấm về làm mưa.

Trong quá trình làm lễ cầu mưa không được vui chơi, ca hát để biểu lộ lòng thành kính thần linh. Chỉ khi nào có mưa mới được mừng vui ca múa.Sau khi làm lễ xong, tất cả rượu thịt được phân chia cho người và cho thần, tất cả chè chén tại rẫy. Đồ chia cho thần để lại. Tất cả ra về chờ Mưa.